Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

[KH-CN] -[Photo] "Siêu Trăng" và mưa sao băng trong ngày Rằm tháng Bảy

Trong đêm ngày 10/8, thế giới đã được chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú được gọi là "Siêu Trăng" (Super Moon) tức thời điểm Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo quay của nó, giúp con người có thể chiêm ngưỡng hành tinh này một cách rõ ràng kể cả khi điều kiện thời tiết không thuận lợi (cuộn xuống dưới để xem chùm ảnh).


Siêu Trăng tức hiện tượng Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo quay của nó.

Trong đêm ngày 10/8, thế giới đã được chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú được gọi là "Siêu Trăng" (Super Moon) tức thời điểm Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo quay của nó, giúp con người có thể chiêm ngưỡng hành tinh này một cách rõ ràng kể cả khi điều kiện thời tiết không thuận lợi (cuộn xuống dưới để xem chùm ảnh).

Theo NASA thì đây là lần xuất hiện "Siêu Trăng" thứ hai, đồng thời cũng là lần Mặt Trăng xuất hiện lớn nhất trong tổng cộng ba lần xảy ra hiện tượng nói trên vào mùa Hè này.

Lần thứ hai này có tên khoa học là "Perigee," còn khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất rút xuống còn khoảng 50.000km (thời điểm xa nhất gọi là Apogee). Chính vì vậy, Mặt Trăng ở điểm "Perigee" sáng hơn khoảng 30% so với những lần trăng tròn bình thường diễn ra vào ngày rằm hàng tháng. NASA cho biết, đây là lần Mặt Trăng sáng nhất (theo quan sát từ Trái Đất) trong vòng 20 năm qua.

Theo "Âm lịch", tức lịch tính theo chu kỳ Mặt Trăng của người phương Đông thì ngày hôm qua cũng chính là ngày "Rằm tháng Bảy" nên hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trên càng trở nên có ý nghĩa hơn.

Vietnam+ xin giới thiệu một số hình ảnh "Siêu Trăng" trên thế giới (Nguồn: RT)


Siêu Trăng trên nóc điện Điện Kremlin, Moskva (Nga)
Siêu Trăng tại Malta
Siêu Trăng tại Madrid
Siêu Trăng tại London
Siêu Trăng ở điểm gần Trái Đất nhất
Điểm này có tên khoa học là Perigee

Điểm này cách Trái Đất khoảng 50.000km

Mưa sao băng quan sát từ Vườn quốc gia Cathedral Gorge, bang Nevada

0 nhận xét:

Đăng nhận xét