Khả năng Quân đội Phần Lan quay trở lại sử dụng các hệ thống tên lửa đối đất do Nga chế tạo ngày càng lớn, sau khi Bộ Tài chính nước này đã đặt ra giới hạn cho chương trình mua sắm tên lửa chiến thuật mới của Quân đội Phần Lan trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại. Sau khi chính phủ Phần Lan quyết định cắt giảm hơn 3 tỷ USD dành cho chi tiêu công nhằm chế ngự nguy cơ nợ công đang ngày càng tăng cao của quốc gia này. Theo các quan chức Phần Lan, họ đang tìm giải pháp chi tiêu có hiệu quả hơn cho chương trình mua sắm các hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS MGM-140 của Tập đoàn Lockheed Martin.
| Hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS của Quân đội Mỹ. | Bộ Quốc phòng Phần Lan đã dành khá nhiều sự quan tâm cho chương trình mua sắm hệ thống ATACMS trong thời gian gần đây, vào đầu tháng 1 năm nay, bộ này đã dành riêng số tiền 140 triệu USD cho chương trình. Hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS có tầm bắn hơn 300km và là một trong những mẫu tên lửa chiến thuật khá thành công của Quân đội Mỹ. Ông Arto Koski cố vấn thương mại thuộc Bộ Quốc phòng Phần Lan cho hay: “Hiện nay dự án mua sắm tên lửa ATACMS có thể sẽ bị ngừng triển khai vì lý do ngân sách và giá thành của ATACMS khá cao không còn phù hợp với tình hình hiện tại”. Không những thế các hệ thống ATACMS mà Quân đội Phần Lan sẽ mua đều rất đắt tiền và đã qua sử dụng. Koski cho biết, hiện tại chính phủ Phần Lan có thể sẽ tìm một giải pháp khác hiệu quả hơn cho chương trình mua sắm các tên lửa chiến thuật nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong sử dụng và giá thành hợp lý. Nước này còn để ngỏ khả năng quay trở lại sử dụng các hệ thống vũ khí của Nga một phần là do có giá thành thấp cũng như sử dụng công nghệ tương tự so với tên lửa của Mỹ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu đề ra.
| Phiên bản xuất khẩu Iskander-E của tên lửa nổi danh Iskander là một sự lựa chọn tốt cho Phần Lan hiện nay. | Sự quan tâm của Bộ Quốc phòng Phần Lan dành cho ATACMS đạt đỉnh điểm vào giữa năm 2012, khi Quốc hội Mỹ cho phép nước này mua tối đa 70 hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS. Trước đó Phần Lan cũng đã mua một số lượng lớn tên lửa không đối đất của Mỹ để trang bị cho các máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của Không quân nước này. Để chuẩn bị cho việc trang bị các hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS, trong năm 2006, Phần Lan đã mua lại các hệ thống pháo phản lực phóng loạt đã qua sử dụng M270 (MLRS) của Hà Lan với giá 62 triệu USD. Và cũng chi hơn 50 triệu USD để nâng cấp MLRS để có thể tương thích với hệ thống tên lửa ATACMS. Vì cả hai hệ thống tên lửa này đều sử dụng cùng chung một công nghệ. Khả năng một quốc gia trung lập như Phần Lan sở hữu các loại vũ khí do Nga chế tạo hoàn toàn có thể thành hiện thực, sau khi một thỏa thuận được ký kết giữa hai nước vào tháng 6 năm ngoái trong khuôn khổ hợp tác mua bán vũ khí giữa hai bên. Ngoài ra Phần Lan còn dành được một số hợp đồng phụ cho chương trình hiện đại hóa quân đội của Nga. Thỏa thuận trên đã đạt được sau các cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong chuyến thăm vào tháng 5 năm ngoái. Trong những tháng tiếp theo sau đó hai bên đều thành lập các nhóm nhóm làm việc riêng biệt ở mỗi nước để khảo sát và đánh giá tiềm năng hợp tác thương mại trong ngành công nghiệp quốc phòng giữa Nga và Phần Lan trong các lĩnh vực thế mạnh của mỗi nước.
| Một hệ thống phòng không BUK của Quân đội Phần Lan | Theo đó phiên bản xuất khẩu của tên lửa chiến thuật Iskander-E của Nga cũng nằm trong danh mục các hệ thống vũ khí mà nước này muốn bán cho Phần Lan và Iskander-E có đủ khả năng cạnh với tên lửa ATACMS của Mỹ.Vvới chi phí và giá thành thấp hơn nhiều so với ATACMS đây là một lựa chọn tốt cho Chính phủ Phần Lan trong bối cảnh hiện tại. Quân đội Phần Lan trước đây đã có truyền thống sử dụng các hệ thống vũ khí do Liên Xô chế tạo nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ. Nước này đã mua lại một số lượng không nhỏ các máy bay chiến đấu MiG-21, trực thăng Mi-8 và hệ thống phòng không tầm trung BUK. Hiện tại các hệ thống phòng không BUK gần như đã lỗi thời và được thay thế bằng các hệ thống tên lửa phòng không NASAMS II do Na Uy phát triển được đưa vào sử dụng vào năm 2015. Sau năm 1991, Phần Lan đã bắt đầu chuyển sang sử dụng các hệ thống vũ khí do Phương Tây chế tạo điển hình trong đó là hợp đồng mua 64 chiếc F/A-18C Hornet D của Hãng McDonnell trong năm 1992. Trà Khánh
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét